Bối cảnh là thời gian và địa điểm của một câu chuyện. Bối cảnh được diễn đạt một cách có thể nhìn thấy rõ ràng hoặc được ám chỉ rời rạc cho chúng ta. Bối cảnh có thể được ám chỉ bằng thời tiết, quần áo, văn hoá, kiến trúc, vv… Trong biên kịch, bối cảnh được viết trong phần tiêu đề phân đoạn của tên cảnh (scene heading). Tuy nhiên, bối cảnh không chỉ là địa điểm của một cảnh mà còn là thời gian mà cảnh đó diễn ra nữa.
Đặc điểm của bối cảnh bao gồm: Thời gian, địa điểm, những thứ xung quanh.
Trong văn học, bối cảnh được truyền đạt thông qua lời thoại và miêu tả. Trong kịch bản, bối cảnh được truyền đạt trong các dòng tiêu đề phân đoạn của kịch bản. Tiêu đề phân đoạn chính là bối cảnh của một cảnh. Dưới đây là một ví dụ:
1. NỘI. PHÒNG LÀM VIỆC CỦA NHÀ SẢN XUẤT PHIM – ĐÊM
Trong ví dụ này, phần tiêu đề phân đoạn trong tên cảnh đã nói cho ta biết cảnh này diễn ra ở nội cảnh (NỘI.) hay ngoại cảnh (NGOẠI.), cũng như địa điểm cụ thể nơi xảy ra hành động (PHÒNG LÀM VIỆC CỦA NHÀ SẢN XUẤT PHIM) và thời gian trong ngày của nó (ĐÊM).
Kịch bản cũng có thể cho ta biết cảnh này diễn ra vào năm nào, tuỳ theo sự cần thiết của nó trong câu chuyện. Năm diễn ra thường được đặt trong phần chú thích, nằm dưới tên cảnh và trước phần lời thoại. Chú thích luôn phải viết sau ít nhất một dòng miêu tả.
Tham khảo