1. Hỏi đạo diễn về shot list
Khi tạo lịch quay, việc có một shot list đầy đủ là điều rất rất quan trọng. Nhưng điều gì xảy ra khi bạn làm việc với một đạo diễn không thích lập shot list hoặc storyboard? Hãy thử hỏi đạo diễn chi tiết hơn, ví dụ như “bạn định thực hiện cú máy rộng và sau đó là cú máy đôi?” hoặc “bạn có muốn thực hiện một số cú máy đặc biệt nào không?” Chúng sẽ cho bạn biết thời gian phân bổ cho từng cảnh.
Nếu đạo diễn trả lời rằng “tôi chưa biết sẽ làm gì”, hãy liên hệ với đạo diễn hình ảnh (DOP). Cho DOP biết rằng đạo diễn cần hỗ trợ để lên kế hoạch các cú máy. Đạo diễn sẽ hiểu vấn đề và làm việc có tổ chức hơn và ứng dụng làm shot list.
2. Tạo lịch quay gần sát thực tế nhất có thể
Trong quá trình tiền kỳ, bạn cần phân tích tất cả các mọi cảnh để xác định những yếu tố cần thiết trong kịch bản. Từ đó, bạn sẽ có thông tin để nắm được thời gian chuẩn bị cho ngày quay, ví dụ như steadicam, hóa trang, phục trang. Sau đó, những yếu này được đưa vào tính toán trong shot list hàng ngày.
Do lịch quay không bao gồm nhiều thông tin, bạn cần thêm ghi chú cho bất kỳ phần nào cần thiết, ví dụ như thêm một cột ghi chú trong lịch quay. Một số ghi chú mở rộng hơn (các vấn đề về an toàn, thời gian chuẩn bị, giờ nghỉ, bữa ăn) nên được đưa vào call sheet để các thành phần trong đoàn làm phim nắm được.
3. Bắt đầu ngày quay phim bằng 5 phút khởi động
Khởi động các thành viên cốt lõi (sản xuất, đạo diễn, DP và một số nhân sự chủ chốt khác) bằng cách xem lại lịch quay, như đã được đưa ra cụ thể trên call sheet. Đây là cơ hội tốt để bạn cho mọi người biết mục tiêu đặt ra là gì. Đừng mất nhiều hơn 5 phút cho buổi họp này.
Nếu buổi họp diễn ra lâu hơn, đây là dấu hiệu bạn phải đánh giá lại và/hoặc tái cơ cấu lịch quay. Tốt hơn là bạn nên dành thời gian tìm ra kế hoạch mới với người đứng đầu của từng tổ ngay từ sớm thay vì bị bất ngờ bởi những hậu quả không lường được sau đó.
Tham khảo
4. Hướng dẫn cụ thể các cảnh quay để chuẩn bị cho thay đổi
Shot list có thể cần điều chỉnh vì nhiều lý do, các cú máy mới, điều kiện ánh sáng, thay đổi kịch bản hoặc thiết bị. Một khi bối cảnh đã được trang trí, bạn cần hướng dẫn cụ thể cảnh phim với đạo diễn, DP, gaffer, tổ âm thanh, tổ mỹ thuật để kiểm tra lại lần nữa nếu kế hoạch quay cần điều chỉnh. Nếu có thay đổi, bạn có thể nhanh chóng giải quyết trước khi bị chậm so với lịch.
Khi bạn đã gần hoàn thành quay một cảnh, hãy chuẩn bị hướng dẫn thiết lập cho cảnh tiếp theo tương tự.
Trợ lý đạo diễn (1st AD) là một trong những thành viên quan trọng nhất trong đoàn làm phim. Đây là người chịu trách nhiệm về giao tiếp trên set, điều phối giữa các tổ, đảm bảo lịch quay, giải quyết mâu thuẫn, và an toàn trên bối cảnh. Để làm việc hiệu quả hơn, trợ lý đạo diễn mới vào nghề có thể tham khảo một số lời khuyên sau.
5. Giữ liên lạc ngắn gọn với các tổ
Những yếu tố không lường trước được có thể gây ảnh hưởng xấu đến quán trình sản xuất phim. Là trung tâm thông tin, trách nhiệm của AD thứ nhất (hoặc AD thứ hai, tùy thuộc vào quy mô sản xuất) là thu thập những thông tin mới nhất từ các tổ khác nhau, và có hành động trước để phòng ngừa các vấn đề xảy ra. Lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi, hóng chuyện trong đoàn làm phim, và làm bất kể điều gì cần thiết để có được những thông tin cần cho đánh giá lại kế hoạch của bạn tốt hơn.
Chiến thuật hiệu quả nhất là phương pháp “quản lý bằng đi đi lại lại xung quanh”.
Khoảng thời gian chết giữa các cú máy và chuẩn bị (bất kể thời gian nào bạn không quay phim) là cơ hội để cập nhật riêng với từng tổ. Bước này sẽ giúp xây dựng thêm tinh thần đồng đội với đoàn làm phim vì họ có thể trao đổi riêng những lo ngại thông thường mà không nói ra với những người khác.
6. Giao tiếp hiệu quả
Trợ lý đạo diễn thứ nhất giỏi không chỉ là người giao tiếp tốt, mà còn là các nhà chiến lược. Họ biết cần nói gì, khi nào, và bằng cách nào. Sau đây là một số mẹo về giao tiếp khi on set.
Các trợ lý đạo diễn thường được biết đến là người hay quát tháo trong đoàn. Tuy nhiên, dù đúng hay sai, quát tháo không phải là cách hiệu quả để có được sự tôn trọng và tầm quan trọng trong đoàn làm phim.
Thông tin phù hợp: Bất kỳ ai quá nôn nóng trong việc quát tháo những việc nhỏ nhất sẽ rất dễ bị xao nhãng. Hãy cân nhắc khi nào hiệu quả hơn để nói chuyện 1:1.
Giám sát các tổ: Thiết lập các mốc thời gian với từng tổ về các công việc tiếp theo, và giám sát để biết tiến độ của các tổ như thế nào.
Thông tin cho tất cả mọi người: Cung cấp 5-10 phút thông báo trước cho cảnh tiếp theo hoặc chuẩn bị cho cảnh tiếp theo.
7. Giữ đúng tiến độ quay
Một ngày quay phim trung bình có thể kéo dài hơn 12 giờ nên bạn cần cực kỳ hiệu quả trong việc quản lý thời gian.
- Thêm thời gian gối nhau: Các ước lượng của bạn có thể sai nếu những vấn đề không lường trước bất ngờ xảy ra khi on set. Việc đơn giản như thêm 15 phút cho phát sinh của mỗi cảnh có thể mang lại lợi ích cho bạn, đặc biệt quan trọng khi làm việc với đoàn làm phim mới và không biết họ sẽ làm việc với nhau hiệu quả như thế nào. Nếu đoàn làm phim của bạn còn non trẻ, hãy thêm ít nhất 30 phút dành cho phát sinh của mỗi cảnh.
- Chủ động trước trong khâu chuẩn bị: Bạn cần chủ động trước đối với các công việc tốn thời gian như hóa trang đặc biệt, trang trí bối cảnh, hoặc chuẩn bị cho một cú máy phức tạp.
- Lấp đầy chỗ trống: Nếu có yếu tố nào đó bị đình trệ (ví dụ Diễn viên vẫn đang hóa trang chưa xong), hãy tìm điều gì đó có thể hoàn thành trong khoảng thời gian này. Ví dụ như thực hiện cú máy b-roll, cảnh trám, cảnh phụ hoặc cảnh thiết lập.
(Nguồn Studiobinder)
Tham khảo