Dù từ lâu Việt Nam đã có hai trung tâm đào tạo điện ảnh chuyên nghiệp bậc Đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và khoảng hai thập niên gần đây còn có thêm các mô hình đào tạo điện ảnh ở các Đại học đa ngành (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen, HUTECH, Văn Lang…); các mô hình đào tạo ngắn hạn có sức ảnh hưởng và thành tựu nhất định như Trung tâm TPD, Gặp gỡ mùa Thu, Varan Vietnam, Hanoi Doclab, Talent Campus HANIFF, Xine House, CJ Short, Ươm mầm tài năng DANAFF…
Sau đây là tổng hợp về các bài phát biểu, tham luận, trao đổi của các chuyên gia trong ngành:

TS. Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam phát biểu tại hội thảo: “Bồi dưỡng tài năng điện ảnh là một hoạt động quan trọng của DANAFF các mùa. Hoạt động Ươm mầm tài năng trong lĩnh vực điện ảnh đến mùa thứ 3 đã tập hợp nhiều gương mặt ấn tượng và có nhiều bạn trẻ có thành công bước đầu trong nghề nghiệp và có những người thành công cũng quay lại với chương trình Ươm mầm tài năng.

Nếu chỉ tập trung vào tài năng thì sẽ làm lu mờ những yếu tố làm nên sự vĩ đại trong điện ảnh. Đó là chia sẻ của ông Tony Bùi - giảng viên Trường Đại học Columbia, New York. Ông Tony Bùi kêu gọi đầu tư vào các lớp học (lab) viết kịch bản để giúp đạo diễn có cấu trúc, tạo cộng đồng nuôi dưỡng tài năng, thay vì chờ đợi “thiên tài tự xuất hiện”. "Chúng ta không cần chờ Sundance, mà có thể xây dựng Lab của riêng mình, từ đất nước, lịch sử và tiếng nói Việt Nam, hướng ra sân khấu thế giới."Cùng với ý kiến của ông là nhiều chia sẻ khác từ giới chuyên môn, cho thấy tài năng rất cần trong phát triển điện ảnh. Nhưng cùng lúc để phát triển thì điện ảnh cần nhiều hơn một yếu tố tài năng.

Hợp tác quốc tế đang là mô hình dễ dàng để Việt Nam có được một hệ tài năng mới. Về điều này, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Quân - Trưởng bộ môn đạo diễn, khoa Nghệ thuật Điện ảnh Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội trình bày tham luận với chủ đề: “Hợp tác quốc tế trong đào tạo Điện ảnh: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội”. Hợp tác quốc tế đã và đang đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Từ những bước đi đầu tiên khi gia nhập các tổ chức quốc tế uy tín như CILECT và ATEC, đến việc thiết lập mạng lưới đối tác rộng lớn trong khu vực và trên thế giới.

Cũng trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa, PGS. TS. Hoàng Cẩm Giang - Trưởng bộ môn Nghệ thuật học, khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội trình bày tham luận về Đào tạo nhân lực. Trong tham luận của PGS. TS. Hoàng Cẩm Giang có trình bày về việc đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh số hóa, việc vừa giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tích cực hiện đại hóa, đại chúng hóa, toàn cầu hóa nền nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng.

Về kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo ngành phim trong khuôn khổ trường đại học đa ngành, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong tham luận “Kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo ngành học làm phim trong môi trường đại học đa ngành”, chỉ ra rằng, một điểm khác biệt lớn trong mô hình đào tạo ngành làm phim giữa các trường là việc tổ chức chương trình theo hướng chia theo nhánh (đạo diễn, quay phim, biên kịch, dựng phim...) hay giữ một nhánh chung cho toàn bộ sinh viên làm phim. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến năng lực đầu ra, việc khám phá công việc làm phim mà còn định hình tinh thần làm việc nhóm và tư duy liên ngành trong sáng tạo.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên - người dẫn dắt Trung tâm Tài năng điện ảnh trẻ TPD từ ngày mới thành lập; là bệ phóng của rất nhiều đạo diễn, diễn viên hiện nay – trong đó có những gương mặt như Hà Lệ Diễm, đạo diễn phim Những đứa trẻ trong sương (đoạt giải phim Châu Á hay nhất tại DANAFF I) hay diễn viên Hoàng Hà – gương mặt được yêu mến trong phim Em và Trịnh. Đạo diễn của Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối có nhiều kinh nghiệm và hiểu rằng việc đào tạo trẻ cần những gì và làm sao để thấu hiểu các bạn trẻ đam mê điện ảnh.
Anh chia sẻ: "Giai đoạn đầu TPD hỗ trợ được 3 lần dự án 10 tháng 10 phim ngắn. Rất là may trong số đó có một số đạo diễn có phim ngắn đầu tiên của mình như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp, Bùi Kim Quy… và những nhà làm phim khác. Tôi thấy rất tự hào ở TPD là bắt đầu dự án “Chúng ta làm phim” năm 2009. Đến năm 2009 quỹ FORD không còn tài trợ cho TPD nữa và chúng tôi phải tự đi tìm các nguồn tài trợ khác cho trung tâm.
Trong DANAFF năm nay có những bạn trẻ dự thi phim dài là học viên của TPD. Có học viên những khoá đầu tiên của TPD đã có những thành công. Mấy năm trước bạn Hà Lệ Diễm đã có phim tài liệu rất hay với nhiều giải quốc tế và được chọn vào shortlist của Oscar. Tôi thấy không thể tưởng tượng được. Đấy là điều tôi tự hào về cảm hứng mà các bạn có được ở TPD".

Diễn viên, đạo diễn Kathy Uyên với sự nghiệp thành công ở các phim Để Mai tính hay Âm mưu giày gót nhọn, cô còn là nhà sáng lập, giảng viên và điều hành trung tâm đào tạo nghệ thuật biểu diễn ACT Academy; cô từng tham gia đào tạo diễn xuất cho nhiều gương mặt nổi tiếng như Thanh Hằng, Chi Pu, Lãnh Thanh, Kaity Nguyễn, Ninh Dương Lan Ngọc và Lê Xuân Tiền.

Nhà sản xuất Nguyễn Trinh Hoan chia sẻ HK Films được thành lập năm 2005 và tôi rất có duyên được làm việc với những dự án đầu tay của các đạo diễn như Quang Dũng, Trịnh Đình Lê Minh… Trong quá trình làm việc dài hơi như vậy, anh cảm nhận các nhà làm phim có ít cơ hội cọ sát thực tế và tích lũy kinh nghiệm. Việc để các bạn trẻ có cơ hội làm việc thực tế với một đoàn phim thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tích lũy kinh nghiệm.

Ông Jérémy Segay cũng bày tỏ quan điểm trước câu hỏi làm sao để phát hiện ra tài năng từ một nhà làm phim trẻ: “Rất khó để tôi đoán được ai là tài năng khi mới gặp nhưng tôi nghĩ tính cách của họ là quan trọng. Đặc biệt là người đó cũng phải cho thấy họ có một động lực lớn như dự án hay sáng kiến nào đó muốn thực hiện”.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam bày tỏ: “Câu chuyện phát hiện và bồi dưỡng tài năng thông qua đào tạo ở các trường công cho đến các mô hình đào tạo ngắn hạn, hợp tác quốc tế đều mang lại cho chúng ta những lợi ích nhất định Tài năng không chỉ đến từ tố chất bẩm sinh mà còn cần rèn luyện trong học tập, quá trình sáng tạo và trưởng thành trong cộng đồng nghệ thuật.
(Tổng hợp)