Cấu trúc câu chuyện là cách bạn sắp đặt các yếu tố trong một câu chuyện thành một thứ tự cụ thể để tạo ra cảm xúc. Cấu trúc câu chuyện cũng lý giải cách bạn tổ chức các sự kiện, nhân vật, và kết quả để tạo thành một cốt truyện.
Sau đây là một số mẹo khi viết cấu trúc kịch bản:
- Đáp ứng mong muốn của khán giả
- Nhớ rằng cấu trúc liên quan đến cả nội dung và hình thức
- Chú ý điều tiết nhịp độ thích hợp
- Mỗi cảnh trong phim đều cần có mục đích rõ ràng
- Đừng xây kịch bản trước khi lên kế hoạch. Hãy lập dàn ý!
Sau đây là 10 cấu trúc kịch bản mà bạn có thể chọn phương án phù hợp nhất để thực hiện kịch bản của bạn:
1. Cấu trúc ba hồi
Đây là cấu trúc cơ bản bắt nguồn từ cách tiếp cận của Joseph Campbell nhằm mở khoá hành trình của anh hùng (monomyth). Cấu trúc cơ bản gồm có:
Hồi 1: Thiết lập
Hồi 2: Đương đầu
Hồi 3: Giải quyết
Đây là cấu trúc dễ ứng dụng và phổ thông nhất. Một số nhà làm phim sử dụng cấu trúc ba hồi thành công gồm có Alfred Hitchcok và Steven Spielberg.
2. Cấu trúc thời gian thực
Kịch bản thời gian thực thể hiện câu chuyện theo một dòng liên tục không bị gián đoạn. Một số ví dụ gồm có: 12 Angry Men, Nick of Time, My Dinner with Andre, High Noon. Bạn không được sử dụng các điểm ngắt, hồi tưởng, hoặc nhảy thời gian trong cấu trúc này.
3. Cấu trúc đa mốc thời gian
Trong cấu trúc phức tạp này, bạn trộn các câu chuyện theo tuyến tính với nhau. Ví dụ như phim The God Father II đan xen 2 tuyến truyện giữa Vito Corleone thời trẻ và con trai Michael của ông ta. Một số bộ phim khác dùng cấu trúc đa mốc thời gian gồm có: Intolerance, Cloud Atlas, The Fountain.
Tham khảo
4. Cấu trúc siêu liên kết (hyperlink)
Cấu trúc này có nhiều mốc thời gian được liên kết với nhau, có ảnh hưởng đến nhau nhằm tạo ra một sự giải quyết chung. Cấu trúc này thể hiện cuộc sống có những mối liên quan như thế nào. Trong đó, tất cả mọi câu chuyện đều phải ảnh hưởng đến nhau, thể hiện thông qua cái kết của phim. Ví dụ: Crash, Magnolia, Babel.
5. Cấu trúc Fabula/Syuzhet
“Fabula” là thuật ngữ chỉ cốt truyện trong một câu chuyện. “Syuzhet” là sự tổ chức và trần thuật. Có nhiều bộ phim sử dụng cấu trúc này hơn bạn tưởng. Ví dụ: American Beauty, Casino, Citizen Kane, Fight Club, Forrest Gump, Goodfellas, Interview with the Vampire.
6. Cấu trúc trình tự thời gian đảo ngược
Cấu trúc này bắt đầu từ cuối hoặc gần cuối câu chuyện, chia nhỏ câu chuyện thành các mảnh và để cho các cảnh này kể câu chuyện. Bộ phim Memento là một ví dụ điển hình. Cấu trúc trong phim tạo ra sự căng thẳng và bất định, rồi sau đó trả lời các câu hỏi và đưa ra thêm các câu hỏi khác khi phim đi ngược về quá khứ. Mở đầu câu chuyện trở thành nguyên nhân chính của sự căng thẳng gây tò mò cho khán giả.
7. Cấu trúc Rashomon
Cấu trúc Rashomon đến từ tuyệt tác cùng tên của đạo diễn Kurosawa Akira. Nếu bạn dùng cấu trúc này, bạn sẽ kể cùng một câu chuyện từ nhiều điểm nhìn. Cấu trúc này bao gồm những yếu tố của cấu trúc Fabula/Syuzhet nhưng điểm khác là có cùng một câu chuyện được kể nhiều lần từ nhiều điểm nhìn khác nhau.
8. Cấu trúc vòng tròn
Trong kiểu trần thuật này, một câu chuyện sẽ kết thúc ở nơi nó bắt đầu. Cấu trúc vòng tròn cũng sử dụng một số yếu tố từ cấu trúc Fabula/Syuzhet. Các phim về du hành thời gian là những ví dụ điển hình. Ví dụ: 12 Monkeys, Back to the Future, Looper, Primer. Các câu chuyện không có du hành thời gian cũng thể dùng cấu trúc vòng tròn. Ví dụ: Odyssey của Homer.
9. Cấu trúc phi-tuyến tính
Các bộ phim sử dụng cấu trúc phi-tuyến tính có sự nhảy về thời gian (tiến, lùi, đi sang bên) để kể một câu chuyện. Ví dụ: Dunkirk, Annie Hall, Pulp Fiction, Reservoir Dogs.
10. Cấu trúc giấc mơ (oneiric)
Các bộ phim sử dụng cấu trúc giấc mơ có những hình ảnh giống như giấc mơ. Kiểu phim này khám phá cấu trúc của ký ức và giấc mơ, cũng như ý thức của con người. Phim Vanilla Sky của Cameron Crowe là một ví dụ sử dụng cấu trúc này một cách tinh tế. Trong phim, những đường ranh giới giữa thế giới thực và thế giới mơ càng ngày càng nhoà đi.
(Nguồn: NFI)
Tham khảo