Nguồn gốc của phim thể nghiệm bắt đầu ngay từ thời kỳ đầu tiên của điện ảnh, với các nhà làm phim như Georges Méliès. Ông thể nghiệm với những hiệu ứng thị giác và mẹo nhiếp ảnh vào cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, với sự lên ngôi của chủ nghĩa Dada và Siêu thực, điện ảnh thể nghiệm mới thực sự cất cánh. Phong trào nghệ thuật này nhấn mạnh vào thách thức các quy ước thông thường và khám phá tiềm thức bên trong, biểu đạt tự nhiên thông qua phương tiện làm phim.
Vào thập niên 1920 và 1930, các nhà làm phim như Luis Buñuel và Salvador Dalí đã tạo ra những bộ phim siêu thực gây sốc và choáng ngợp khán giả với những hình ảnh như trong mơ và các cách kể chuyện phi-thông thường. Những thử nghiệm từ thời kỳ đầu này đã mở đường cho làn sóng các nhà làm phim tiên phong trong thời đại sau chiến tranh, những người đã mở rộng những giới hạn trong điện ảnh.
Bước sang thập niên 1960 và 1970, làm phim thể nghiệm trở nên thịnh hành hơn, với các nhà làm phim như Stan Brakhage, Maya Deren và Kenneth Anger khám phá những kỹ thuật mới và mở rộng các giới hạn của những gì được coi là có thể trong làm phim. Họ thường làm việc bên ngoài nền công nghiệp phim chủ lưu, tạo ra những bộ phim cá nhân, thách thức, và thường có tính chính trị sâu sắc.
Phim thể nghiệm - Experimental Film khuyến khích tư duy phản biện, khơi gợi các phản ứng cảm xúc và mở ra những khả thể mới cho biểu đạt nghệ thuật.
Những bộ phim thuộc dạng này cũng đã ảnh hưởng đến dòng phim chủ lưu, truyền cảm hứng cho các phong trào nghệ thuật mới và khơi gợi những thảo luận quan trọng về bản chất của thực tại, nhận thức, và trải nghiệm con người.
Sau đây là một số đặc điểm chính của phim thể nghiệm
- Trần thuật phi-tuyến tính: Các bộ phim thể nghiệm thường thiếu cốt truyện truyền thống hoặc cấu trúc trần thuật tuyến tính. Phim thường trừu tượng, phân mảnh, hoặc hoàn toàn không có cốt truyện.
- Thể nghiệm thị giác và âm thanh: thường thể nghiệm với các yếu tố thị giác và âm thanh, sử dụng các kỹ thuật như collage, montage, chồng hình, slo-mo, và những âm thanh biến dạng.
- Khám phá các chủ đề: Điện ảnh thể nghiệm có thể khám phá rất nhiều chủ đề đa dạng, bao gồm tiềm thức, giấc mơ, ký ức, nhận thức, danh tính, và các vấn đề xã hội, chính trị.
- Biểu đạt cá nhân: Nhiều bộ phim thể nghiệm là những tác phẩm cá nhân sâu sắc, phản ánh tầm nhìn độc đáo và biểu đạt nghệ thuật của nhà làm phim.
- Found footage: Sử dụng các đoạn phim từ các bộ phim hoặc video sẵn có trong một ngữ cảnh mới.
- Hoạt hình trực tiếp: Cào xước hoặc vẽ trực tiếp lên các thước phim.
- Phim cấu trúc: Tập trung và các đặc điểm chất liệu của phim, ví dụ như ánh sáng, chuyển động và thời gian.
Tầm ảnh hưởng quốc tế của phim thể nghiệm
- Châu Mỹ Latin: Phong trào Điện ảnh Thứ Ba tại châu Mỹ Latin vào thập niên 1960 và 1970 đã bị ảnh hưởng mạnh bởi phim thể nghiệm. Các nhà làm phim đã sử dụng điện ảnh như một công cụ để thách thức áp bức chính trị và bất công xã hội.
- Nhật Bản: Phong trào điện ảnh tiên phong của Nhật vào thập niên 1960 và 1970 tạo ra rất nhiều bộ phim thể nghiệm thách thức thẩm mỹ Nhật Bản truyền thông và khám phá các hình thức biểu đạt mới.
- Châu Âu: Phim thể nghiệm châu Âu có một lịch sử lâu đời và giàu có, với những nhà làm phim mở rộng các giới hạn, thể nghiệm với các công nghệ mới. Phong trào tiên phong của châu Âu đã truyền cảm hứng cho cho các nhà làm phim trên khắp thế giới.
- Châu Phi: Các nhà làm phim thể nghiệm châu Phi đã sử dụng phim để ghi lại các cuộc đấu tranh xã hội và chính trị, thách thức các khuôn mẫu, và biểu đạt những danh tính văn hóa độc đáo.
Tham khảo
Sau đây là danh sách các bộ phim thể nghiệm thú vị để bạn có thể khám phá:
-
Un Chien Andalou (1929) - Đạo diễn Luis Buñuel và Salvador Dalí
-
Meshes of the Afternoon (1943) - Maya Deren và Alexander Hammid
-
Entr'acte (1924) - René Clair
-
Man with a Movie Camera (1929) - Dziga Vertov
-
L'Age d'Or (1930) - Luis Buñuel
-
A Movie (1958) - Bruce Conner
-
Wavelength (1967) - Michael Snow
-
Dog Star Man (1964) - Stan Brakhage
-
The Blood of a Poet (1930) - Jean Cocteau
-
Scorpio Rising (1963) - Kenneth Anger
-
Inauguration of the Pleasure Dome (1954) - Kenneth Anger
-
Flaming Creatures (1963) - Jack Smith
-
Rose Hobart (1936) - Joseph Cornell
-
Mothlight (1963) - Stan Brakhage
-
La Jetée (1962) - Chris Marker
-
Fuses (1964) - Carolee Schneemann
-
The Dante Quartet (1987) - Stan Brakhage
-
Line Describing a Cone (1973) - Anthony McCall
-
Light Is Waiting (2007) - Michael Snow
-
The Flicker (1966) - Tony Conrad
-
Ballet Mécanique (1924) - Fernand Léger
-
The Seashell and the Clergyman (1928) - Germaine Dulac
-
Anemic Cinema (1926) - Marcel Duchamp
-
Berlin: Symphony of a Great City (1927) - Walter Ruttmann
-
Emak Bakia (1926) - Man Ray
-
Ritual in Transfigured Time (1946) - Maya Deren
-
At Land (1944) - Maya Deren
-
A Study in Choreography for Camera (1945) - Maya Deren
-
The Very Eye of Night (1958) - Maya Deren
-
Window Water Baby Moving (1959) - Stan Brakhage
-
Bridges-Go-Round (1958) - Shirley Clarke
-
Serene Velocity (1970) - Ernie Gehr
-
Zorns Lemma (1970) - Hollis Frampton
-
The Act of Seeing with One's Own Eyes (1971) - Stan Brakhage
-
The Girl Chewing Gum (1976) - John Smith
-
Report (1967) - Bruce Conner
-
Reassemblage (1982) - Trinh T. Minh-ha
-
Tongues Untied (1989) - Marlon Riggs
-
Handsworth Songs (1986) - Black Audio Film Collective
-
Symbiopsychotaxiplasm: Take One (1968) - William Greaves
-
The Clock (2010) - Christian Marclay
-
The Grand Bizarre (2018) - Jodie Mack
-
Leviathan (2012) - Lucien Castaing-Taylor và Véréna Paravel
-
Sans Soleil (1983) - Chris Marker
-
Decasia (2002) - Bill Morrison
-
Blue (1993) - Derek Jarman
-
Last Year at Marienbad (1961) - Alain Resnais
-
Persona (1966) - Ingmar Bergman
-
Tetsuo: The Iron Man (1989) - Shinya Tsukamoto
-
Eraserhead (1977) - David Lynch
(Nguồn: Nofilmschool)
Tham khảo